- Chuyên đề:
- Khỏe & đẹp sau tuổi 35
Suy giảm hormone làm tốc độ lão hóa diễn ra nhanh hơn
Buồng trứng “về hưu” sớm liệu có thể mang thai?
Buồng trứng “về hưu” ở độ tuổi nào?
5 nguyên nhân khiến phụ nữ bị mãn kinh, suy buồng trứng sớm
Trứng lép – Nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn
Suy buồng trứng sớm (premature ovarian failure – POF) là tình trạng buồng trứng bị thoái hóa không hồi phục ở những phụ nữ còn trẻ tuổi, mới chỉ 40, thậm chí là 20, 30 tuổi.
Suy buồng trứng thường xảy ra ở thời kỳ mãn kinh, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy, hiện nay, khoảng 1% phụ nữ trong độ tuổi 40 đã gặp phải tình trạng này.
Buồng trứng bị suy là khi hai bên buồng trứng có rất ít nang trứng, các nang trứng còn lại không phát triển mà teo dần, dẫn đến không có sự rụng trứng, do vậy cũng không có kinh nguyệt và không thể có thai tự nhiên. Do buồng trứng ngừng hoạt động nên các hormone vốn được buồng trứng tiết ra là hormone estrogen và hormone progesterone cũng suy giảm mạnh, khiến phụ nữ dễ bị mắc thêm các bệnh như: Loãng xương, suy tuyến giáp, bệnh tim mạch, mất ngủ, stress, chán ăn, sút cân, bốc hỏa, dễ cáu gắt, thay đổi tính tình. Lâu ngày dẫn đến thèm ăn mặn, hạ huyết áp, sạm da, mệt mỏi kéo dài.
Buồng trứng bình thường và buồng trứng bị suy
Dấu hiệu bị suy buồng trứng sớm
- Kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn với các biểu hiện như vòng kinh dài (kinh thưa), mất kinh (vô kinh thứ phát) trong nhiều tháng.
- Bốc hỏa: Những cơn nóng bừng kéo đến đột ngột vào ban đêm gây rối loạn giấc ngủ, mất ngủ.
- Khô âm đạo, đau khi giao hợp, giảm hoặc không còn ham muốn tình dục.
- Da dẻ bị khô sần, xuất hiện nhiều vết nám sạm, ngực nhão và chảy xệ.
Chẩn đoán suy buồng trứng sớm bằng cách nào?
Để chẩn đoán suy buồng trứng sớm, bác sỹ sẽ đề nghị làm xét nghiệm nội tiết tố với các chỉ số như: Estrogen, FSH, LH, AMH (dự trữ buồng trứng). Cùng với các xét nghiệm này là siêu âm đầu dò âm đạo để đánh giá buồng trứng, kiểm tra các nang trứng và vòi trứng. Ở những phụ nữ bị suy buồng trứng sớm, chỉ số AMH và estrogen thường thấp, các nang trứng thường nhỏ và chỉ có vài nang.
Nguyên nhân nào gây suy buồng trứng sớm?
Có rất nhiều nguyên nhân gây suy buồng trứng sớm, như: Di truyền; Tự miễn dịch hay trục trặc trong hoạt động của tuyến yên và buồng trứng; Phẫu thuật, hóa trị xạ trị ở buồng trứng…
Khi hoạt động của tuyến yên và buồng trứng gặp trục trặc, các nang trứng trong buồng trứng không thể phát triển và cũng không thể rụng, buồng trứng lão hóa dần.
Suy buồng trứng sớm có điều trị được không?
Hiện nay, không có cách nào giúp buồng trứng phục hồi hoạt động bình thường trở lại, mà chỉ có thể điều trị giảm một số triệu chứng mà việc suy giảm hormone nội tiết tố gây ra.
Giải pháp thường được các bác sỹ áp dụng nhất là bổ sung estrogen và nhiều hormone khác mà buồng trứng không tạo ra được. Đây là giải pháp giúp bệnh nhân giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, duy trì mật độ xương giảm nguy cơ loãng xương… Tuy nhiên, việc dùng liệu pháp thay thế hormone dạng thuốc này có những phản ứng phụ nguy hiểm, cần được bác sỹ điều trị kiểm soát chặt chẽ.
Cùng với việc sử dụng hormone dạng thuốc, phụ nữ bị suy buồng trứng sớm có thể chọn các giải pháp cải thiện như chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, có thể bổ sung thêm hormone từ thiên nhiên giúp hỗ trợ cân bằng “cội nguồn” nội tiết tố nữ.
Tác giả bài viết: Tiến sỹ, bác sỹ Linda R. Nelson - Đại học Y khoa Arizona (Mỹ) và là bác sỹ sản phụ khoa tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Arizona. Tiến sỹ Linda là thành viên của Hội Nội tiết sinh sản và Vô sinh Mỹ, chuyên về IVF, IUI và rối loạn nội tiết tố nữ.
Tiến sỹ Linda đã được Tạp chí Arizona bình chọn là “bác sỹ thiên tài”, và tờ News and World đánh giá là một trong những bác sỹ nội tiết sinh sản giỏi nhất năm 2011 của Mỹ.
Vân Anh H+ (Theo Resolve)
Bình luận của bạn